Nội dung
Cách phân cấp giày ủng bảo hộ theo tiêu chuẩn EN ISO 20345
Theo tiêu chuẩn châu Âu EN ISO 20345, cách phân cấp giày ủng bảo hộ được xét theo tính năng bảo vệ mà sản phẩm có được.
Giày/ủng bảo hộ là những sản phẩm bảo hộ an toàn cho người lao động. Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm. Dưới đây, SSD Safety sẽ cung cấp đến các bạn cách phân cấp giày/ủng bảo hộ theo tiêu chuẩn EN ISO 20345. Hiểu được các cách phân cấp, doanh nghiệp sẽ có được cơ sở để chọn sản phẩm cho người lao động.
Tiêu chuẩn EN ISO 20345 là gì?
Tiêu chuẩn EN ISO 20345 là tiêu chuẩn chất lượng châu Âu, được ứng dụng để phân cấp giày ủng bảo hộ. Tiêu chuẩn của nó dựa trên những tính năng bảo hộ mà sản phẩm có được và cung cấp cho người dùng.
Ví dụ như, một sản phẩm giày bảo hộ được ghi là: Giày bảo hộ X đạt tiêu chuẩn S3 EN ISO 20345. Cấp S3 là một trong những cấp của tiêu chuẩn chất lượng này. Nó tương đương với những đặc trưng sau của sản phẩm:
- Mũi giày thiết kế chống dập ngón.
- Lót giày thiết kế chống đinh.
- Đế giày thiết kế chống trượt, chống dầu.
- Gót giày phải bao phủ được phần gót chân.
- Giày thiết kế chống tĩnh điện
- Gót giày thiết kế hấp thụ xóc tốt
- Thân giày phải đảm bảo chống thấm nước.
Có những cách phân cấp giày/ủng bảo hộ nào?
Theo tiêu chuẩn EN ISO 20345, có những cách phân cấp giày/ủng bảo hộ như sau:
Phân cấp giày ủng bảo hộ chất liệu da
Với những sản phẩm làm từ da, cách phân cấp giày/ủng theo tiêu chuẩn EN ISO 20345 sẽ được chia làm 6 nhóm sản phẩm:
- SB: Đảm bảo 2 tiêu chuẩn mũi chống dập ngón và đế chống trượt.
- SB-P: Đảm bảo các tiêu chuẩn của nhóm SB, bổ sung thêm lót chống đâm xuyên.
- S1: Đảm bảo các tiêu chuẩn của nhóm SB. Bổ sung thêm các tính năng chống tĩnh điện, đế chống dầu và gót hấp thụ xóc.
- S1P: Đảm bảo các tiêu chuẩn của nhóm S1, bổ sung thêm tính năng lót chống đâm xuyên.
- S2: Đảm bảo các tiêu chuẩn của nhóm S1. Bổ sung thêm thân giày chống thấm nước.
- S3: Đảm bảo các tiêu chuẩn của nhóm S2. Bổ sung thêm lót chống đâm xuyên.
Như vậy, trong phân cấp giày/ủng bảo hộ bằng da, cấp S3 là cấp cao nhất. Đây là tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Các sản phẩm giày/ủng bảo hộ đáp ứng được tiêu chuẩn S3 sẽ là những sản phẩm chất lượng hàng đầu, rất nên mua dùng.
Phân cấp cho giày ủng bằng cao su lưu hóa hoặc vật liệu polyme
Với các sản phẩm làm từ cao su hoặc polyme, phân loại giày/ủng bảo hộ sẽ được chia làm 2 nhóm:
- S4: Đảm bảo các tiêu chuẩn chống tĩnh điện, đến chống dấu, gót hấp thụ xóc, mũi chống dập ngón và chống thấm nước 100%.
- S5: Bao gồm tất cả tính năng của nhóm S4. Bổ sung thêm tính năng lót chống đâm xuyên
Từ những tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất sẽ có được chiến lược để phát triển sản phẩm. Người dùng cũng có thể lựa chọn sản phẩm giày/ủng bảo hộ theo nhu cầu sử dụng để đảm bảo an toàn lao động.
Bảng phân cấp giày/ủng bảo hộ theo tiêu chuẩn EN ISO 20345 châu Âu
Tiêu chuẩn về khả năng chống trượt của giày/ủng bảo hộ theo EN ISO 20345
Với riêng đặc trưng chống trượt của giày/ủng bảo hộ, tiêu chuẩn EN ISO 20345 quy định rất rõ ràng và chi tiết. Sản phẩm cần phải đáp ứng được các bài test sau:
- Chống trượt hiệu quả với bề mặt gạch men, bổ sung thêm dung dịch sodium lauryl sulphate.
- Chống trượt hiệu quả với bề mặt thép, dung dịch glycerol
Sản phẩm nào chống trượt tốt với gạch men sẽ có chứng nhận SRA. Sản phẩm nào đáp ứng được chống trượt bề mặt thép sẽ có chứng nhận SRB. Trong trường hợp đáp ứng cả 2 điều kiện chống trượt sẽ có chứng nhận SRC. Khi mua giày và đọc thông tin sản phẩm, người dùng sẽ căn cứ tiêu chuẩn này để xác định độ chống trượt của giày.
Những tính năng bảo vệ bổ sung
Ngoài những tiêu chuẩn cơ bản trên, phân cấp giày ủng bảo hộ còn có rất nhiều những tiêu chuẩn khác. Những tiêu chuẩn này thuộc nhóm không bắt buộc và tương ứng với các trường hợp sử dụng đặc thù.
Cụ thể các tính năng bổ sung khác là:
- AN: Thiết kế bảo vệ mắt cá chân.
- M: Thiết kế bảo vệ mu bàn chân.
- HRO: Đế giày có khả năng chịu nhiệt, giúp làm việc hiệu quả trong các môi trường nhiệt độ cao.
- CI: Giày có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, đáp ứng tốt nhu cầu làm việc trong phòng lạnh, kho lạnh.
- CR: Thiết kế thân giày chống cắt đứt.
Làm thế nào để biết được giày mình đang sử dụng thuộc tiêu chuẩn nào?
Có thể thấy được, một sản phẩm giày/ủng bảo hộ đáp ứng được các tiêu chuẩn EN ISO 20345 đều là những sản phẩm chất lượng. Đa phần sản phẩm xuất phát từ những thị trường lớn.
Khi chọn mua giày/ủng bảo hộ được chứng nhận EN ISO 20345, người dùng hãy quan sát mặt trong của lưỡi giày hoặc ủng. Trên đây có các thông tin chi tiết với từng mã kí hiệu được nêu trên.
Để mua giày bảo hộ chất lượng tốt, hãy liên hệ với SSD SAFETY. Chúng tôi là đơn vị phân phối chính hãng các sản phẩm bảo hộ châu Âu chất lượng nhất hiện nay. Từng phân cấp giày ủng bảo hộ đều có những sản phẩm tương ứng. Chắc chắn đây sẽ là những sản phẩm bảo hộ tốt nhất để giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn cũng như năng suất lao động. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH SSD SAFETY VIỆT NAM
- Số điện thoại: 028 777 555 68 Hotline: 0907 491 772
- Email: info@ssdsafety.vn
- Fanpage: SSD Safety Việt Nam
=> XEM THÊM:
GIÀY BẢO HỘ THẤP CỔ SAFETY JOGGER BESTRUN S3
Giày bảo hộ lao động S3 là gì?