#1 Găng tay chống cắt là gì? Cấp độ nào phù hợp với môi trường của bạn?

Găng tay chống cắt là gì? 

Một số loại găng tay lao động được đánh giá theo cấp độ chống cắt và được dán nhãn như găng tay “chống cắt cấp độ 1” hoặc “chống cắt cấp độ 3”.Vậy ý nghĩa của từng cấp độ là gì? Và cách chọn mức chống cắt phù hợp với công việc của bạn?

 

Các Tiêu Chuẩn Chống Cắt

Có một số tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng để xác định mức độ khó cắt của găng tay. Mỗi tiêu chuẩn sử dụng  các Phương pháp thử nghiệm khác nhau, được chia làm 5 mức độ, nhưng kết quả của các tiêu chuẩn sẽ tương đồng với nhau.

Tiêu chuẩn ASTM 1790 và ISO 13997

Hai trong số các tiêu chuẩn, ASTM 1790 và ISO 13997, thử nghiệm bằng cách sử dụng lưỡi lam để cắt. Lực cắt càng mạnh và găng tay không bj rách thì khả năng chống cắt của găng đó càng cao. Ví dụ: nếu găng tay có thể chịu được áp lực từ 500 đến 999 gam khi dùng lưỡi lam, nó sẽ được coi là chống cắt cấp độ 2. Một chiếc găng tay cắt cấp độ 5 sẽ phải chịu được một lực ít nhất 3.500 gam.

Tiêu chuẩn EN 388

EN 388 là tiêu chuẩn khác, phổ biến hơn. Thay vì dao lam cắt thẳng, EN 388 sử dụng một lưỡi dao tròn xoay. Và thay vì thay đổi lượng lực tác động, nó vẫn giữ nguyên lực (500 gram hoặc 1,1 pound) và đếm số lần lưỡi dao cắt qua găng tay tại cùng một điểm chính xác mà không bị rách. Ví dụ: lưỡi dao đi qua tại một điểm năm lần thì rách là găng tay chống cắt cấp 3. Để đạt găng tay chống cắt cấp 5 thì găng tay phải chịu được ít nhất 20 lần lưỡi dao đi qua.

Tiêu chuẩn EN388

Lưu ý: EN 388 cũng được sử dụng để đánh giá khả năng chống mài mòn, chống rách và chống đâm xuyên. Mức chống cắt là cấp độ duy nhất được đo trên thang điểm từ 1 đến 5; những khả năng khác được xếp hạng trên thang điểm từ 1 đến 4. Các xếp hạng khác nhau thường được liệt kê dưới dạng chuỗi bốn số, chẳng hạn như “EN 388: 2324.” Bốn chữ số đại diện cho xếp hạng mài mòn, cắt, rách và xuyên, theo thứ tự đó. Vì vậy, “EN 388: 2324” sẽ là mài mòn cấp độ 2, cắt cấp độ 3, xé cấp độ 2 và đâm xuyên cấp độ 4.

Chi tiết về tiêu chuẩn EN 388 xem tại đây.

Vậy bạn cần găng chống cắt cấp độ nào?

Mặc dù mỗi công việc sẽ có các yêu cầu về mức độ chống cắt khác nhau, nhưng bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây để dễ dàng hơn cho việc lựa chọn.

 

Mức độ cắt 1: Mức độ nguy hiểm, khả năng bị cắt rất thấp. Ở mức độ này sẽ bảo vệ tay bạn khỏi những thứ như cắt giấy và trầy xước rất nhẹ. Loại găng này thích hợp cho các công việc không liên quan đến các vật sắc nhọn.

Mức độ cắt 2: Mức độ nguy hiểm thấp. Đây là mức độ bảo vệ tốt cho hầu hết các công việc xây dựng, lắp ráp ô tô hoặc đóng gói.

Mức độ cắt 3: Mức độ nguy hiểm ở mức độ cắt vừa phải. Găng tay chống cắt cấp độ 3 cung cấp khả năng bảo vệ cho các công việc xử lý kính nhẹ và dập kim loại.

Mức độ cắt 4: Mức độ nguy hiểm cao, có thể sử dụng trong hầu hết các công việc tiếp xúc với các vật sắc nhọn như: thủy tinh, kim loại.

Mức độ cắt 5: Mức độ cần chống cắt rất cao. Loại găng tay này được sử dụng cho các công việc liên quan đến lưỡi dao sắc, chẳng hạn như đồ thịt, và cho công việc dập kim loại nặng và kính tấm.

Tham khảo thêm tại wikipedia.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại găng chống cắt khác nhau. Bạn có thể tham khảo các mẫu găng tay tại SSD Safety.

Găng tay chống cắt cấp độ 5
Găng tay chống cắt cấp độ 5- Jogger Shield

Lưu ý: Găng tay chống cắt chỉ dùng trong môi trường tiếp xúc với các vật sắc nhọn thông thường như: tấm kính, kính vỡ, tấm kim loại, cắt thịt/rau/củ . Găng KHÔNG có khả năng chống cắt các thiết bị máy móc ví dụ như máy cắt.

Xem thêm:

GĂNG TAY CHỐNG CẮT SAFETY JOGGER SHIELD (CẤP ĐỘ 5)

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ ngay